Trong phong thủy, sự tương tác của ngũ hành được sử dụng rộng rãi để tăng dương khí và điều chỉnh âm khí. Nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu ngũ hành là gì? Kim Thủy Mộc Hỏa Thổ là gì?
1. Ngũ hành là gì?
Sự vận động không ngừng của vũ trụ đã hướng con người tới những nhận thức sơ khai trong việc cắt nghĩa quá trình phát sinh của vũ trụ và hình thành thuyết âm dương.
Đi cùng theo đó, dựa trên sự chấp nhận cách vận hành của thế giới, nguyên lý ngũ hành đã đưa ra một giải pháp hệ thống, mang tính dự báo về cách thức khí vận động thông qua những thay đổi mang tính chu trình của âm và dương.
Đi cùng theo đó, dựa trên sự chấp nhận cách vận hành của thế giới, nguyên lý ngũ hành đã đưa ra một giải pháp hệ thống, mang tính dự báo về cách thức khí vận động thông qua những thay đổi mang tính chu trình của âm và dương.
Vậy ngũ hành là gì?
Theo nghĩa đen: “Ngũ hành” là 5 hành tố gồm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Đây là những nguyên tố cơ bản tồn tại trong vạn vật.
Theo triết học Trung Hoa cổ đại, ngũ hành là thuyết vật chất sớm nhất của nhân loại, tồn tại độc lập với ý thức của con người.
Theo triết học Trung Hoa cổ đại, ngũ hành là thuyết vật chất sớm nhất của nhân loại, tồn tại độc lập với ý thức của con người.
Thuyết Ngũ hành theo thuyết duy vật cổ đại có 5 vật chất tạo nên thế giới, có sự tương sinh, tương khắc với nhau bao gồm:
Nước (hành Thủy)
Đất (hành Thổ)
Lửa (hành Hỏa)
Cây cối (hành Mộc)
Kim loại (hành Kim)
Đất (hành Thổ)
Lửa (hành Hỏa)
Cây cối (hành Mộc)
Kim loại (hành Kim)
Âm dương ngũ hành
Âm dương ngũ hành là học thuyết triết học phương Đông cơ bản về vũ trụ nhưng lại có sự thiên biến vạn hóa vi diệu, được ứng dụng rộng rãi và phổ biến trong đời sống con người.
Học thuyết này ứng dụng trong tử vi, kinh dịch, phong thủy, nhân tướng và rất nhiều bộ môn khác như thiên văn, lịch pháp, y học, dược học, võ học, sinh học, định chế xã hội, văn hóa, địa lý, chiêm tinh, bói toán,….
Học thuyết này ứng dụng trong tử vi, kinh dịch, phong thủy, nhân tướng và rất nhiều bộ môn khác như thiên văn, lịch pháp, y học, dược học, võ học, sinh học, định chế xã hội, văn hóa, địa lý, chiêm tinh, bói toán,….
2. Đặc tính của ngũ hành
Đặc tính của ngũ hành là: Lưu hành, luân chuyển và biến đổi không ngừng.
Ngũ hành không bao giờ mất đi, nó cứ tồn tại mãi theo không gian và thời gian, nó là nền tảng là động lực để vũ trụ vận động và vạn vật được sinh thành.
Ngũ hành không bao giờ mất đi, nó cứ tồn tại mãi theo không gian và thời gian, nó là nền tảng là động lực để vũ trụ vận động và vạn vật được sinh thành.
– Lưu hành nghĩa là 5 vật chất lưu hành tự nhiên trong vạn vật trong không gian và thời gian. Ví như lửa khi lưu hành sẽ đốt cháy mọi thứ nó đi qua.
– Luân chuyển nghĩa là 5 vật chất luân chuyển tự nhiên ví như hành mộc cây sẽ từ bé mà lớn lên.
– Luân chuyển nghĩa là 5 vật chất luân chuyển tự nhiên ví như hành mộc cây sẽ từ bé mà lớn lên.
– Biến đổi nghĩa là 5 vật chất sẽ biến đổi ví như lửa đốt cháy mộc hóa thành than, hay mộc lớn lên có thể lấy gỗ làm nhà, hay kim trong lòng đất được khai thác và chế biến thành công cụ có ích….
3. Quan hệ ngũ hành và các lĩnh vực
Ngũ hành được ứng dụng rộng rãi trong đời sống, ở nhiều phương diện khác nhau: như con số, màu sắc, phương hướng, mùa trong năm, bộ phận cơ thể, mùi vị, thiên can, địa chi, bát quái… Cụ thể như sau:
Ngũ hành/ Lĩnh vực | Kim | Mộc | Thủy | Hỏa | Thổ |
Con số (Hà Đồ và Phi tinh) | 4, 6, 7 | 3, 4 | 1 | 2, 9 | 2, 5, 8 |
Màu sắc | Trắng | Xanh | Đen | Đỏ | Vàng |
Phương hướng | Tây | Đông | Bắc | Nam | Trung tâm |
Thiên can | Canh, Tân | Giáp, Ất | Nhâm, Quý | Bính, Đinh | Mậu, Kỷ |
Địa chi | Thân, Dậu | Dần, Mão | Tý, Hợi | Tị, Ngọ | Sửu, Thìn, Mùi, Tuất |
Mùi vị | Cay | Chua | Mặn | Đắng | Ngọt, nhạt |
Tứ tượng | Bạch Hổ | Thanh Long | Huyền Vũ | Chu Tước | Kỳ Lân |
Bát quái | Đoài, Càn | Chấn, Tốn | Khảm | Ly | Khôn, Cấn |
Hình khối | Tròn | Dài | Sóng (ngoằn nghoèo) | Nhọn | Vuông |
Thiên văn | Kim tinh | Mộc tinh (Thái Tuế) | Thủy tinh | Hỏa tinh | Thổ Tinh |
Ngũ tạng | Phổi | Gan | Thận | Tim | Tỳ |
Cơ thể | Tay phải | Tay trái | Từ 2 chân lên cổ gáy | Vùng bụng | Giữa ngực |
Ngũ giới | Trộm cướp, tranh giành | Sát (Sát sinh) | Uống rượu, ăn thịt | Xảo trá, gian dối | Si (Tà dâm) |
Ngũ thường | Nghĩa | Nhân | Trí | Lễ | Tín |
Giọng nói | Thương thanh | Giốc thanh | Vũ thanh | Chủy thanh | Cung thanh |
Vật liệu | Sắt, thép, inox và đá cứng | Gỗ, tre, mây, nứa | Kính, gương | Sắc đỏ của vật liệu | Gạch, gốm, sứ, đá ốp lát |
4. Các quy luật trong ngũ hành
4.1. Ngũ hành tương sinh tương khắc
Giữa Trời và Đất luôn có mối giao thoa. Quy luật ngũ hành tương sinh, ngũ hành tương khắc chính là sự chuyển hóa qua lại giữa Trời và Đất để tạo nên sự sống của vạn vật.
Ngũ hành tương sinh tương khắc, sinh và khắc, 2 mặt của 1 vấn đề, 2 yếu tố này không tồn tại độc lập với nhau, trong tương sinh luôn có mầm mống của tương khắc, ngược lại trong tương khắc luôn tồn tại tương sinh. Đó là nguyên lý cơ bản để duy trì sự sống của mọi sinh vật.
– Ngũ hành tương sinh:
Tương sinh nghĩa là cùng thúc đẩy, hỗ trợ nhau để sinh trưởng, phát triển.
Trong hệ thống ngũ hành tương sinh bao gồm 2 phương diện, đó là cái sinh ra nó và cái nó sinh ra hay còn được gọi là mẫu và tử. Nguyên lý của quy luật tương sinh là:
Trong hệ thống ngũ hành tương sinh bao gồm 2 phương diện, đó là cái sinh ra nó và cái nó sinh ra hay còn được gọi là mẫu và tử. Nguyên lý của quy luật tương sinh là:
Mộc sinh Hỏa: Cây khô sinh ra lửa, Hỏa lấy Mộc làm nguyên liệu đốt.
Hỏa sinh Thổ: Lửa đốt cháy mọi thứ thành tro bụi, tro bụi vun đắp thành đất.
Thổ sinh Kim: Kim loại, quặng hình thành từ trong đất.
Kim sinh Thủy: Kim loại nếu bị nung chảy ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra dung dịch ở thể lỏng.
Thủy sinh Mộc: Nước duy trì sự sống của cây.
– Ngũ hành tương khắc:
Tương khắc là sự áp chế, sát phạt cản trở sinh trưởng, phát triển của nhau. Tương khắc có tác dụng duy trì sự cân bằng nhưng nếu thái quá sẽ khiến vạn vật bị suy vong, hủy diệt.
Trong quy luật tương khắc bao gồm 2 mối quan hệ đó là: cái khắc nó và cái nó khắc. Nguyên lí của quy luật tương khắc là:
Trong quy luật tương khắc bao gồm 2 mối quan hệ đó là: cái khắc nó và cái nó khắc. Nguyên lí của quy luật tương khắc là:
Thủy khắc Hỏa: Nước sẽ dập tắt lửa
Hỏa khắc Kim: Lửa mạnh sẽ nung chảy kim loại
Kim khắc Mộc: Kim loại được rèn thành dao, kéo để chặt đổ cây.
Mộc khắc Thổ: Cây hút hết chất dinh dưỡng khiến đất trở nên khô cằn.
Thổ khắc Thủy: Đất hút nước, có thể ngăn chặn được dòng chảy của nước.
Xét về mặt phong thủy, quy luật tương sinh và tương khắc luôn tồn tại song hành với nhau, có tác dụng duy trì sự cân bằng trong vũ trụ.
Nếu chỉ có sinh mà không có khắc thì sự phát triển cực độ sẽ gây ra nhiều tác hại. Ngược lại nếu chỉ có khắc mà không có sinh thì vạn vật sẽ không thể nảy nở, phát triển. Do đó, sinh và khắc tạo ra quy luật chế hóa không thể tách rời.
Nếu chỉ có sinh mà không có khắc thì sự phát triển cực độ sẽ gây ra nhiều tác hại. Ngược lại nếu chỉ có khắc mà không có sinh thì vạn vật sẽ không thể nảy nở, phát triển. Do đó, sinh và khắc tạo ra quy luật chế hóa không thể tách rời.
4.2. Ngũ hành phản sinh và ngũ hành phản khắc
– Ngũ hành phản sinh
Trong tương sinh có phản sinh. Tương sinh là quy luật phát triển của ngũ hành, tuy nhiên sinh nhiều quá đôi khi trở thành tai hại.
Cũng giống như cây củi khô là nguyên liệu đốt để tạo ra lửa, thế nhưng nếu quá nhiều cây khô sẽ tạo nên một đám cháy lớn, gây nguy hại đến tài sản và tính mạng của con người. Đó là nguyên do tồn tại quy luật phản sinh trong ngũ hành.
Cũng giống như cây củi khô là nguyên liệu đốt để tạo ra lửa, thế nhưng nếu quá nhiều cây khô sẽ tạo nên một đám cháy lớn, gây nguy hại đến tài sản và tính mạng của con người. Đó là nguyên do tồn tại quy luật phản sinh trong ngũ hành.
Cụ thể như sau:
– Kim hình thành trong Thổ, nhưng Thổ quá nhiều sẽ khiến Kim bị vùi lấp.
– Hỏa tạo thành Thổ nhưng Hỏa quá nhiều thì Thổ cũng bị cháy thành than.
– Mộc sinh Hỏa nhưng Mộc nhiều Thì Hỏa sẽ gây hại.
– Thủy cung cấp dinh dưỡng để Mộc sinh trưởng, phát triển nhưng Thủy quá nhiều Thì Mộc bị cuốn trôi.
– Kim sinh Thủy nhưng Kim nhiều thì Thủy bị đục.
– Ngũ hành phản khắc
Trong tương khắc có phản khắc. Tương khắc tồn tại 2 mối quan hệ: cái khắc nó và cái nó khắc.
Tuy nhiên khi cái nó khắc có nội lực quá lớn sẽ khiến cho nó bị tổn thương, không còn khả năng khắc hành khác nữa thì đây được gọi là quy luật phản khắc.
Cụ thể như sau:
– Kim khắc Mộc, nhưng Mộc quá cứng khiến Kim bị gãy
– Mộc khắc Thổ nhưng Thổ nhiều sẽ khiến Mộc suy yếu.
– Thổ khắc Thủy nhưng Thủy nhiều sẽ khiến Thổ bị sạt nở, bào mòn.
– Thủy khắc Hỏa nhưng Hỏa quá nhiều thì Thủy cũng phải cạn.
– Hỏa khắc Kim nhưng Kim nhiều Hỏa sẽ bị dập tắt.
Tựu chung lại, ngũ hành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ không chỉ tồn tại các quy luật tương sinh, tương khắc mà còn có cả trường hợp phản sinh, phản khắc xảy ra.
Qua đây, ta biết được các mối quan hệ trong vạn vật vũ trụ, từ đó có cái nhìn bao quát, tổng quan và tinh tế hơn về sự vật, con người.
Qua đây, ta biết được các mối quan hệ trong vạn vật vũ trụ, từ đó có cái nhìn bao quát, tổng quan và tinh tế hơn về sự vật, con người.
Leave a reply